vé máy bay giá rẻ

Ngày đi
Ngày về
Bỏ chọn ngày về
Xem video hướng dẫn

Vé máy bay giá rẻ khách đặt mới nhất

Hà Nội - Đà Nẵng 369,000 đ QHBamboo Airways
TP Hồ Chí Minh - Hải Phòng 89,000 đ VNVietnam Airlines
TP Hồ Chí Minh - Nha Trang 10,000 đ VJVietjetAir
Hà Nội - TP Hồ Chí Minh 368,000 đ VUVietravel Airlines

* Giá cơ bản cho 1 người chưa bao gồm thuế phí

Khám phá trọn vẹn Campuchia – đừng bỏ qua hàng loạt lễ hội hấp dẫn

Không chỉ có đất nước có nhiều điểm du lịch thú vị, nền văn hóa đa dạng và hấp dẫn, Campuchi còn lá cái nôi của nhiều lễ hội truyền thống. Du lịch và khám phá Campuchia các bạn đừng quên trải nghiệm những lễ hội truyền thống này nhé!

1. Tết cổ truyền Chnam Thmey

tết cổ truyền chnam thmey

Hoạt động biểu diễn trong Tết cổ truyền Chnam Thmey

Tết cổ truyền của người Khmer cũng tương tự như lễ hội Songkran ở Thái Lan và Pi Mai Lao ở Lào. Tết cổ truyền Chnam Thmey được kéo dài 3 ngày từ 13/04 cho đến hết ngày 15/04. Trong những ngày này người Campuchia thường đổ ra đường hòa mình với không khí tưng bừng, rộn ràng và tổ chức các hoạt động có trong nghi lễ với không khí vô cùng rộn ràng và phấn khởi.

Ngày đầu tiên của Tết cổ truyền được gọi là Moha Songkran : Vào ngày này người dân chuẩn bị cho mình bộ áo quần đẹp nhất đến thắp hương và làm lễ ở chùa. Họ quỳ lạy và khấn cầu may mắn, hạnh phúc.

Ngày thứ hai Virak Wanabat : Vào ngày này, người Khmer tổ chức từ thiện, giúp đỡ những người vô gia cư, những gia cảnh nghèo khó để giúp họ cuộc sống tốt hơn cũng như tin tưởng vào cuộc sống ngày mai tươi đẹp.

Ngày thứ ba Virak loeurng Sak: Người dân tiếp tục đến chùa nghe thuyết pháp, đốt đèn nhang, đưa nước ướp hương để tắm Phật. Điều này thể hiện sự tôn kính, niềm tin đối với Đức Phật đồng thời họ tin rằng sau khi gột rửa những điều không may họ sẽ chào đón một năm mới đong đầy hạnh phúc và may mắn.

Ngoài ra, vào những ngày lễ này mọi người đi thăm hỏi chúc tết lẫn nhau và nấu những món ăn truyền thống như bánh tét, bánh ngọt, hoa quả…để dâng lễ và đãi khách. Các bạn hãy tham khảo ẩm thực Campuachia tại đây.

Hòa mình vào cuộc sống của người Khmer, nếu tinh tế các bạn sẽ khám phá được một nét độc đáo về con người nơi đây. Từ những đứa bé cho đến cụ già ai cũng thích ca hát, nhảy múa trong tiết tấu, giai điệu rộn ràng, vui tươi ( như múa Răm Vông, hát Dù Kê, diễn tuồng Rô Băm… ).  

2. Lễ hội đua thuyền Bon Om Thook

Lễ hội đua thuyền Bon Om Thook thường được tổ chức từ 11/11 – 13/11 trùng vào những ngày cuối mùa mưa khi song Mekong bắt đầu chu kỳ cạn. Lễ hội kỷ niệm một hiện tượng tự nhiên kỳ thú: luồng nước đảo ngược giữa sông Tonle Sap và sông Mekong. Sự kiện này được tổ chức trong 3 ngày với rất nhiều lễ hội, diễu hành, đua thuyền, pháo hoa và nhiều hoạt động vui chơi khác.

Người dân thường tổ chức lễ hội đua ghe tại thủ đô Phnom Penh trên sông Tonle Sap. Bên cạnh các đội đua thuyền đến từ nước chủ nhà, lễ hội đua thuyền có còn sự tham ra của các đội của các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan…  Nếu có dịp tham dự lễ hội này bạn sẽ cảm nhận rõ nhất về nét văn hóa truyền thống, nghệ thuật, niềm tự hào dân tộc của người Khmer

Lễ hội vừa là cuộc tranh tài vừa là lễ hội cảm ơn đức Phật đã ban cho mùa bội thu và cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài hoạt động đua ghe, du khách đến đây còn được chiêm ngưỡng màn đốt pháo hoa, trình diễn thuyền đăng trên sông,.. hòa vào không khí nhộn nhịp, tươi vui cùng đất nước Campuchia. Tham gia lễ hội, bạn dễ dàng bắt gặp khu ẩm thực tràn ngập trên đường phố, ban nhạc pop Khmer khuấy động đám đông và bờ sông nhộn nhịp tiếng hò reo cổ vũ đội thuyền được yêu thích.

3. Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam (Lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công)

lễ hội songkran soui dong

Hòa cùng không khí sôi động của lễ hội té nước Bom Chaul Chnam

Lễ hội lớn nhất ở Campuchia là lễ Bom Chaul Chnam (lễ hội mừng thu hoạch lúa thành công) được tổ chức vào ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của người dân Campuchia. Trong những ngày này mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng vào một vụ mùa bội thu trong năm tới. Lễ hội này cũng được tổ chức ở Lào, Thái lan,  và Myanmar – những nước có nền văn minh nông nghiệp trong khu vực.

Trong lễ hội này, mọi người gặp gỡ nhau và té nước vào nhau, cùng vui đừa từ nhà ra phố trong niềm hy vọng của một loại cây trồng năng suất cao hơn trong năm tới. Sau nghi lễ tôn giáo trong các đền thờ, mọi người đến với đường phố, sử dụng súng xô, bồn rửa, vòi nước hoặc nước hư hỏng với nhau, sau đó giật gân vào nhà, động vật và công cụ sản xuất. Những thoải mái tắm trong nước, tiếp nhận nước giảm càng nhiều càng tốt bởi vì họ tin rằng sẽ có may mắn hơn trong năm mới.

4. Vesaka Bochea (Ngày Đức Phật hay Lễ Phật Đản)

Vesaka Bochea là một ngày tưởng niệm 3 dấu mốc quan trọng của Đức Phật: ra đời, giác ngộ và đi vào cõi Niết Bàn. Vào ngày lễ Vesaka Bochea, Phật tử sẽ cầu nguyện cho Đức Phật và công đức quần áo, thức ăn cho các nhà sư tại địa phương. Đây là một trong những ngày lễ được quan tâm nhất tại Đông Nam Á. Vesaka Bochea được tổ chức tại rất nhiều nơi mà Phật Giáo là tín ngưỡng chính.

Tại Campuchia, Vesaka Bochea được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng thứ 6 âm lịch Khmer tương ứng với dương lịch như sau:

20 tháng 5 – 201610

tháng 5 – 2017

29 tháng 4 – 2018

18 tháng 5 – 2019

6 tháng 5 – 2020

5. Ngày tổ tiên (Pchum Ben) – Tháng 9

Pchum Ben là ngày lễ để tưởng niệm người đã khuất của người Khmer. Đây là ngày lễ vô cùng trọng đại và thiêng liêng với nghi lễ kéo dài 15 ngày, còn gọi là Dak Ben.

Trong ngày lễ này, người Khmer được khuyến khích sẽ ghé thăm ít nhất 7 ngôi chùa để cúng cầu an cho tổ tiên. Những ánh nến sẽ hướng dẫn linh hồn của người chết đến với những lễ vật đó.

Người Khmer sẽ ném hỗn hợp hạt gạo – mè xung quanh khu đền chùa. Nghi thức này giúp nuôi dưỡng các linh hồn lang thang khắp thế giới. Lễ hội này đặc biệt ý nghĩa với những người có người thân bị Khmer Đỏ sát hại.

Pchum Ben được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch Khmer nhưng kéo dài trước và sau đó 1 ngày. Theo dương lịch, Pchum Ben sẽ diễn ra vào những ngày sau:

30 tháng 9 đến 2 tháng 10 – 2016

19 đến 21 tháng 9 – 2017

8 đến 10 tháng 10 – 2018

27 đến 29 tháng 9 – 2019

16 đến 18 tháng 9 – 2020

Với mong muốn giúp bạn chuẩn bị thật chu đáo cho chuyến đi Campuchia của mình, dưới đây ABAY.vn đã cập nhật bảng giá vé máy bay từ Việt Nam đến Phnom Penh giá tốt nhất, các bạn có thể tham khảo và chọn lựa cho mình hành trình của mình:

vé máy bay đi phnom penh giá tốt

Lưu ý:

- Trên đây ABAY.vn đã cập nhật giá vé máy bay từ Việt Nam đi Phnom Penh 1 chiều, giá vé cơ bản, chưa bao gồm thuế và các loại phụ phí.

- Tùy vào tình trạng chỗ ngồi, thời gian book vé mà giá vé máy bay đi Phnom Penh có thể thay đổi.

Để đặt cho mình những tấm vé máy bay đi Phnom Penh giá tốt,tốt nhất các bạn hãy nhanh chóng ấn định lịch trình, tránh đặt vé sát với ngày bay. Và hơn hết, để nhanh chóng mua được vé máy bay giá tốt, các bạn hãy liên hệ đến tổng đài 1900 6091 của ABAY để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể.

T.Năm, 11/10/2018 08:35

Quản lý đặt hàng

ABAY TẠI Tp Hồ Chí Minh

ABAY TẠI Tp Hồ Chí Minh
52 Huỳnh Khương Ninh, P.Ða Kao, Q1, Tp Hồ Chí Minh
Website: www.abay.vn- Email: contact@abay.vn
Tel: (+024) 7300 6091 - Fax: (+028) 38 48 7160

ABAY TẠI HÀ NỘI

ABAY TẠI HÀ NỘI
324 Phố Huế, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: www.abay.vn- Email: contact@abay.vn
Tel: (+024) 7300 6091 - Fax: (+024) 35 33 5403